Bệnh lậu có lây không ? Lây như thế nào ?
Bệnh lậu có lây không ? lây như thế nào? là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là một trong những căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng. Vì thế việc nhận biết cách thức gây bệnh và chủ động các phương pháp phòng tránh bệnh lậu là vô cùng cần thiết. Vậy bệnh lậu có lây không? lây như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bệnh lậu có lây không ? Lây như thế nào ?
Bệnh lậu hay còn gọi là bệnh mủ lậu. Là một trong những căn bệnh xã hội khá phổ biến hiện nay. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae. Đây là một dạng song cầu khuẩn có sức sống mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng do cứ 15 phút lại phân đôi một lần.
Lậu cầu khuẩn chỉ ký sinh duy nhất trên cơ thể người và không được tìm thấy ở chó mèo hoặc các loại gia xúc khác. Tuy nhiên, chúng có thể tồn tại được ở thỏ. Vì vậy, biện pháp nuôi cấy lậu cầu khuẩn để phục vụ nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trên tinh hoàn của thỏ.
Trên cơ thể người, lậu cầu khuẩn được tìm thấy tại nhiều vị trí khác nhau, trong đó bao gồm: Bộ phận sinh dục, niệu đạo, mắt, miệng… Nhìn chung, bệnh lậu có thể bị bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, những người trưởng thành có nhiều mối quan hệ và đời sống tình dục phong phú là đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn cả.
Đối với câu hỏi bệnh lậu có lây không? Các chuyên gia cho biết: Bệnh lậu hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau, cụ thể như sau:
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục là con người ngắn và phổ biến mất dẫn tới việc bị lây nhiễm bệnh lậu. Bởi lậu cầu khuẩn có thể được tìm thấy tại bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn… Nên, tất cả các hình thức quan hệ tình dục nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn thì đều có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
Những người có nhiều bạn tình hoặc có quan hệ với người có lịch sử tình dục phức tạp là đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh lậu rất cao. Sử dụng bao cao su có thể coi là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh lậu khá hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp rủi ro như bao cao su bị rách, tuột hoặc không thể ngăn chặn 100% các tiếp xúc với cơ thể người bị bệnh. Vậy nên, cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu chính là thủy chung trong mối quan hệ vợ chồng và cố gắng động viên bạn đời của mình có cùng tư tưởng đó.
Lây từ mẹ sang con
Nhìn chung, lậu cầu khuẩn không có cơ chế lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai. Thời điểm chủ yếu để bệnh lậu lây từ mẹ sang thai nhi là thông qua quá trình sinh nở. Vì lậu cầu khuẩn ký sinh tại âm đạo, cổ tử cung của người mẹ. Khi thai nhi đi qua đó và ra ngoài sẽ bị lậu cầu khuẩn xâm nhập và hình thành bệnh lậu bẩm sinh với các biểu hiện như tưa lưỡi, đau mắt…
Chính vì vậy, phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu nên cung cấp đầy đủ lịch sử bệnh lý của mình cho các bác sĩ trợ sinh. Đồng thời. chọn lựa phương pháp sinh mổ để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu sang con của mình.
Lây nhiễm qua vật dụng trung gian
Mặc dù môi trường ký sinh duy nhất của lậu cầu khuẩn là trong cơ thể người. Tuy nhiên, trong những môi trường ẩm ướt bên ngoài, chúng vẫn có thể tồn tại được trong thời gian khá dài và đủ để lây nhiễm sang người khác thông qua các vật dụng tiếp xúc chung.
Một số vật dụng có thể là môi trường trung gian để lây nhiễm bệnh lậu như: Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo, bồn cầu, nhà vệ sinh… Vậy nên, một trong những cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả là hạn chế tối đa việc sử dụng chung các loại đồ dùng cá nhân với những người khác, nhất là những người không thân thiết.
Lây nhiễm vết thương hở tại nơi chứa lậu cầu khuẩn
Một số vết thương hở tại nơi lậu cầu khuẩn ký sinh như tại bộ phận sinh dục, miệng, mắt, hậu môn…Đều có thể trở thành nguồn lây bệnh lậu từ người này sang người khác.
Chính vì vậy, nếu có tiếp xúc với những vết thương của người khác, hãy cố gắng sử dụng các dụng cụ bảo hộ bản thân như đeo gaăng tay… Để phòng tránh nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ họ sang bản thân mình.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của bác sỹ Đào Thế Tân giải đáp về “bệnh lậu có lây không? lây như thế nào?” Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ về bệnh lậu, để chủ động phòng ngừa bệnh lậu lây nhiễm. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể nhắn tin với bác sỹ Tân TẠI ĐÂY để được giải đáp thắc mắc.
#bacsydaothetan #benhlau