Bị sùi mào gà có thai được không?
Bị sùi mào gà có thai được không ? là thắc mắc của rất nhiều bạn gái gửi về hòm thư giải đáp thắc mắc của bác sỹ Đào Thế Tân trong thời gian vừa qua. Bài viết sau đây bác sỹ Tân sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé!
Hỏi: Thưa bác sỹ Đào Thế Tân, em là Thu Huyền, 24 tuổi. Vùng dưới âm đạo của em xuất hiện những nốt sùi nhìn rất sợ, em đi khám và bác sĩ kết luận bị sùi mào gà. Do nốt sùi nhỏ nên bác sĩ chỉ định em điều trị bằng phương pháp chấm dung dịch. Đến nay đã là 4 tháng và các nốt sùi của em đã hết, chồng em cũng đã được kiểm tra là không bị sùi mào gà. Giờ em có một thắc mắc là bị bệnh sùi mào gà có mang thai được không ? Chúng em rất muốn có con ngay lúc này vì 2 tháng nữa chồng em lại đi công tác bên Nhật hơn nửa năm mới về. Mong các bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn!
Cảm ơn bạn đã tín nhiệm gửi câu hỏi cho tôi, sau đây là những giải đáp cho mối bận tâm của bạn.
Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ tuy không rầm rộ nhưng chị em có thể dễ dàng nhận biết được những ổ sùi, mảng sùi lớn, chứa mủ:
Thứ nhất, nốt sùi mào gà ở cơ quan sinh dục nữ thường mọc tập trung nhiều nhất là ở âm đạo, môi lớn, môi bé, ngoài ra còn có ở bên trong cổ tử cung.
Thứ hai, tuy không có biểu hiện đau, ngứa hay chảy máu nhưng nốt sùi ban đầu cũng có màu đỏ, cao lên như những nhú gai với đường kính 1-2mm.
Thứ ba, khi sùi mào gà tiến triển sang những giai đoạn nặng hơn thì nó liên kết thành những mảng sùi lớn, có thể quan sát dễ dàng và trông chúng như những đám sùi, như mào gà hay hoa súp lơ hồng.
Thứ tư, chị em sẽ cảm nhận được những bất thường khi sùi mào gà lớn, hầu hết là cảm giác cộm, vướng víu.
Thứ năm, những kiểm tra lâm sàng cho thấy bề mặt mảng sùi thường phủ một lớp cặn màu trắng, mủn, ấn vào có mủ. Khi có những cọ sát mạnh bề mặt sùi mào gà cũng bị chảy máu nhưng là tổn thương phẳng, chảy máu rất ít lại không đau nên phần lớn chị em ít để ý.
Chữa sùi mào gà có thể sử dụng phương pháp chấm thuốc hoặc đốt diệt sùi như đốt bằng điện, laser, đốt lạnh… Điều trị càng sớm càng ngăn được những tổn thương cơ quan sinh dục và ngăn chặn nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo.
Xem thêm: 8+ Cách chữa sùi mào gà bằng phương pháp dân gian đơn giản tại nhà
Bệnh sùi mào gà có mang thai được không?
Theo như mô tả của bạn thì bạn đã điều trị sùi mào gà được 4 tháng và bệnh như thông tin bạn cung cấp là đã khỏi. Bạn thân mến, không có một chỉ định nào nói rằng bị bệnh sùi mào gà là không được có con. Tuy nhiên, do sùi mào gà chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị không khỏi hoàn toàn vì thế nếu bạn đang sau đợt điều trị 4 tháng bạn muốn có thai ngay thì tốt nhất bạn nên đi khám lại để bác sĩ kiểm tra chính xác lúc này tình trạng bệnh của bạn đã phục hồi nhiều chưa. Tránh nhiều trường hợp bị sùi mào gà tái phát lúc mang thai, lại không điều trị được kịp thời gây khó sinh, mất máu nhiều, thậm chí là lây sùi mào gà sang trẻ sơ sinh.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của bác sỹ Đào Thế Tân về bệnh sùi mào gà có mang thai được không. Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Để tư vấn về sức khỏe các bạn có thể nhắn tin với bác sỹ TẠI ĐÂY để được giải đáp thắc mắc.
#bacsydaothetan #suimaoga #phongkhamdakhoayhocquocte #dakhoayhocquocte