Sùi mào gà khi mang thai và cách điều trị

Sùi mào gà khi mang thai nếu không được kịp thời xử lý và điều trị thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và em bé. Bài viết sau đây, bác sỹ Đào Thế Tân sẽ chia sẻ với các bạn về bệnh sùi mào gà khi mang thai và những thông tin xung quanh vấn đề này.

Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện là những nụ sùi nhỏ giống như mào gà, hoa lơ ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, họng hoặc dương vật, đôi khi xung quanh lỗ hậu môn. Đó là những u lành tính của tế bào do virus HPV, lây truyền chủ yếu qua giao hợp. Thời gian ủ bệnh từ vài tuần đến vài tháng.

Sùi mào gà phát triển nhanh khi mang thai, do sức đề kháng của mẹ bị suy giảm, lúc này bộ phận âm hộ, âm đạo tăng sinh mạch máu nuôi dưỡng, là điều kiện thuận lợi cho bệnh sùi mào gà phát triển.

Sùi mào gà khi mang thai có thể nguy hiểm cho mẹ và thai nhi trong bụng

Triệu chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai

Thời kỳ ủ bệnh sùi mào gà khoảng 3 tuần đến 8 tháng, trung bình là 3 tháng. Triệu chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai thường không có gì đặc biệt. Chúng không khiến mẹ cảm thấy đau hay ngứa mà thường chỉ là những nốt sần sùi màu hồng hoặc đỏ, mềm, ẩm ướt, sờ vào không đau nhưng dễ chảy máu.

Đường kính của chúng khoảng 1-2 mm hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ, bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ.

Sùi mào gà khi mang thai thường xuất hiện ở những khu vực như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, quanh lỗ tiểu, bẹn, tầng sinh môn, hậu môn. Thai nhi có thể bị lây từ mẹ trong lúc sinh, hay gặp ở niêm mạc ngoài cơ quan sinh dục như mắt, mũi, miệng.

Ảnh hưởng của sùi mào gà khi mang thai

Phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu và vướng víu do các nốt sùi ngày càng nhiều.

Nếu bệnh kéo dài sẽ khiến mẹ có nguy cơ bị ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, thậm chí là ung thư vòm họng nếu mẹ bầu bị sùi mào gà ở miệng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có nguy cơ sinh non, sảy thai sớm hoặc thai chết lưu. Sùi mào gà còn khiến mẹ rơi vào trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi vì sợ gây ảnh hưởng cho con.

Sự lo sợ đó hoàn toàn có cơ sở bởi khi mẹ bầu bị sùi mào gà, thai nhi trong bụng mẹ cũng sẽ bị nhiễm sùi mào gà thông qua nước ối, nhau thai hoặc lây khi sinh theo đường âm đạo, virus HPV cư trú ở các cơ quan sinh dục sẽ bám vào trẻ khiến đứa trẻ sinh ra bị sùi mào gà bẩm sinh, ung thư vòm họng. Không chỉ vậy, sùi mào gà còn là nguyên nhân khiến con kém hấp thụ khi trong bụng mẹ, dẫn đến thai bị suy dinh dưỡng, thấp còi, trí não kém phát triển…

Cách điều trị sùi mào gà khi mang thai

Nếu mẹ bầu nhận thấy bản thân có những biểu hiện của bệnh sùi mào gà thì mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán chính xác. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc hoặc can thiệp dưới bất cứ hình thức nào bởi điều này có thể vô tình tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi trong bụng.

Thường thì mẹ bầu sẽ không được chỉ định dùng thuốc sùi mào gà khi mang thai. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ để loại bỏ mụn rộp nếu họ xác định phương pháp này an toàn cho mẹ và thai nhi. Nếu mẹ có mụn rộp lớn, có thể gây trở ngại cho việc sinh, bác sĩ có thể loại bỏ chúng bằng cách:

·        Đóng băng mụn rộp bằng nitơ lỏng

·        Phẫu thuật mụn rộp

·        Sử dụng tia laser để đốt cháy mụn rộp

Trên đây là những thông tin chia sẻ của bác sỹ Đào Thế Tân về bệnh sùi mào gà khi mang thai. Hi vọng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý sùi mào gà khi mang thai. Nếu còn gì thắc mắc bạn có thể nhắn tin với bác sỹ TẠI ĐÂY

#bacsydaothetan #phongkhamdakhoayhocquocte #dakhoayhocquocte #suimaoga